khái niệm và một số lưu ý về: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc/tổng gđ, ban kiểm soát?

KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý VỀ: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC/TỔNG GĐ, BAN KIỂM SOÁT?

ĐHĐCĐ: gồm tất cả CĐ có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP.

CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐHĐCĐ:
• Thông qua định hướng phát triển của công ty
• Quyết định loại CP và tổng số CP của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của
từng loại CP;
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Kiểm soát viên;
• Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
• Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
• Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
• Quyết định mua lại trên 10% tổng số CP đã bán của mỗi loại;
• Xem xét, xử lý các sai phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và CĐ của công ty;
• Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
• Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

TRIỆU TẬP HỌP ĐHĐCĐ:
• ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường.
Địa điểm họp ĐHĐCĐ phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức đồng thời
ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp ĐHĐCĐ được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.
• ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị
của HĐQT, cơ quan ĐKKD có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
• HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ trong các trường hợp sau đây:
– HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty
– Số thành viên HĐQT, BKS còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật
– Theo yêu cầu của CĐ hoặc nhóm CĐ quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp
– Theo yêu cầu của BKS
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
• HĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 136 Luật Doanh nghiệp.
• Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH HỌP ĐHĐCĐ:
• Có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
• Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số CĐ dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
• Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các CĐ dự họp.

HIỆU LỰC CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐHĐCĐ:
• Các nghị quyết của ĐHĐCĐ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
• Các nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua bằng 100% tổng số CP có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.
• Trường hợp có CĐ, nhóm CĐ yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ theo quy định tại Điều 147 của Luật Doanh nghiệp, thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án,Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

HĐQT: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HĐQT:
• Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
• Kiến nghị loại CP và tổng số CP được quyền chào bán của từng loại;
• Quyết định bán CP mới trong phạm vi số CP được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm
vốn theo hình thức khác;
• Quyết định giá bán CP và trái phiếu của công ty;
• Quyết định mua lại CP theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp
• Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;
• Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
• Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật Doanh nghiệp;
• Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc TGĐ và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc ĐHĐCĐ ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

• Giám sát, chỉ đạo GĐ hoặc TGĐ và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty;
• Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua CP của doanh nghiệp khác;
• Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thông qua quyết định;
• Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHĐCĐ;
• Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
• Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
• Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

NHIỆM KỲ VÀ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN HĐQT:
• HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên HĐQT.
• Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT, thành viên độc lập HĐQT không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
• Trường hợp tất cả thành viên HĐQT cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên HĐQT cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
• Trường hợp CTCP được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật Doanh nghiệp thì các giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ “thành viên độc lập” trước họ, tên của thành viên HĐQT tương ứng.
• Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập HĐQT.

CHỦ TỊCH HĐQT: HĐQT bầu một thành viên của HĐQT làm Chủ tịch.Chủ tịch HĐQT có thể kiêm GĐ hoặc TGĐ công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HĐQT:
• Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT
• Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT
• Tổ chức việc thông qua và giám sát tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT
• Chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ, cuộc họp HĐQT
• Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

GIÁM ĐỐC/TỔNG GĐ: GĐ/TGĐ là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; do HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA GIÁM ĐỐC/TỔNG GĐ:
• Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT
• Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
• Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT
• Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ/TGĐ
• Tuyển dụng lao động
• Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
• Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của HĐQT.

BAN KIỂM SOÁT: BKS có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên được quy định tại Điều 164 Luật Doanh nghiệp.

MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA BAN KIỂM SOÁT:
• BKS thực hiện việc giám sát HĐQT, GĐ/TGĐ trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
• Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

• Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên ĐHĐCĐ
• Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty
• Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của ĐHĐCĐ hoặc theo yêu cầu của CĐ hoặc nhóm CĐ
• Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
• Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp ĐHĐCĐ, HĐQT và các cuộc họp khác của công ty
• Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao; có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ.

Theo Legal Direct